Những thói quen thường ngày như không đậy nắp thức ăn thừa, để lẫn thực phẩm sống chín, để trứng ở cánh tủ... đều có nguy cơ khiến thực phẩm của bạn nhanh hư hỏng, dễ nhiễm độc.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sai cách khiến nhiều người ngộ độc, đọc để tránh

Bạn cần tránh xa những thói quen dưới đây kẻo có ngày bị ngộ độc thực phẩm nhé:

1.Không đậy nắp thức ăn thừa


-Không đóng nắp, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở khiến tủ lạnh luôn có mùi khó chịu.

-Nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.

-Bạn cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.


2. Để lẫn thực phẩm sống chín

- Nhiều gia đình mua đồ ăn về đã để ngay vào tủ lạnh mà chưa kịp đem đi rửa.

- Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn có thể chảy, vấy khắp tủ lạnh.

* Lưu ý: Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa thật sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.

3. Mở tủ lạnh quá lâu

-Thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập.

-Vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.

4. Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh


- Thực phẩm quá nhiều khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.

- Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.

- Nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.

5. Để trứng ở cánh tủ

- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác.

- Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6-2,2 độ C để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng, tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

6. Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh

- Đây là một thói quen rất có hại vì khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.

- Chất này là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates... Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.


7. Để khoai tây trong tủ lạnh

- Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây.

- Thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.

8. Đặt thịt ở ngăn trên cùng


-Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy.

-Nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.

-Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh.
-Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.

9. Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh


- Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa thật sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

10. Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh

Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.

11. Để cơm nguội trong tủ lạnh


Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.

Theo Wedtretho


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Me banh man cá kho cùi mía nha đam chuỗi sặc Banh chung bún xào thịt heo la dau tam món canh chua cách cắm hoa trong nhà xao nam kim chi bánh xèo đậu phụ xóc thịt hộp giáng sinh nau xoi nom Ẫm công thức canh củ sen Mẹ rượu nấu từ bắp Cẩn nhà Thí Bún riêu cua các món hầm ngon spaghetti xÔi nộm tôm củ sen com chay thit bo ngon Món ăn chữa bệnh làm ống đựng bút thú dau hu thom ngon ba nghiền Nau tau vừng 3 món ăn mang lại may mắn theo quan niệm ga kho rau ram ngon cha com chien ngon a gia đình Đậu phộng xào ca com chien nuoc mam làm bingsu banh so co la dut lo suy giảm cháo hạt sen thịt heo nướng thịt vịt với riềng mẻ Phạm Liên Trứng chiên thập cẩm bắt dưỡng xôi Dua cu cai trang Sup Nui sup khoai tAy ngam mang ot Những loại thực phẩm mẹ bầu tránh cá chiên gừng tỏi Các món ăn từ đậu đen Cách làm cá viên banh my y thom ngon X o com chien ngon Thit kho cá diêu hồng ca com chien ngon vi chất canxi vitamin sắt kali kẽm cách lam đua nấu bún chả nuoc ep tao va ca rot Bánh khoai lang xoi boc nhan thap cam chien gion canh chua cà cach lam cha com chien công thức cơm rang kim chi thịt jambon ga xao me CANH CHUA Mề mon Mexcico pancake mini kem nướng ngon le hap duong phen cách làm món tôm nướng gà kho khoai cách làm bánh bông lan sữa bí ngô nấu cà ri ngan bánh mousse dâu luon cuon dua leo mon bun xao gà quay salad cá Ca thu các mẹo nấu ăn khi vào bếp banh bot mi den chiên sườn đậu phộng cach got xoai công thức nấu ăn Nem gà lạ miệng cho hàu sữa me ga xao nau la han quA trái vải man ngao duong ngon ga nuong sot mat ong công thức thịt xông khói cuộn phô mai cá sốt kem Món gỏi dễ làm viå å 檼 ngừa bệnh Ga kho gung mon ga Hu tieu xao bánh mít chiên suon kho chua ngot ngá banh bo hap cach nau che nha dam long nhan làm trứng muối mũ rộng vành cháo tôm Chao khoai tay nhung mon ngon tu ca bánh bò ngọt kem tra canh Nhật Bản